Công đoạn trồng dẻ
Thời kỳ trồng dẻ trong tháng 11-12 hoặc tháng 2-3 là thích hợp nhất. Trồng sớm có lợi cho bộ rễ hồi phục, nhưng trồng vào thời tiết rét sẽ làm cây phát triển chậm.
Dẻ được trồng dẻ có 3 kiểu: trồng theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác. Mật độ và khoảng cách trồng: Tùy theo phương pháp nhân giống mà bố trí mật độ phù hợp để cho năng suất cao nhất. Nhân giống từ hạt: mật độ trồng 100 cây/ha (Cây X cây = 10 m, hàng x hàng = 10 m). Nhân giống bằng phương pháp chiết ghép: Mặt độ trồng 150 cây/ha (Cây x cây = 8 m, hàng x hàng = 8 m)
Dẻ Trùng Khánh. Ảnh minh họa.
Khi đào cây non, cần chú ý giảm bớt tổn thương ảnh hưởng đến bộ rễ. Khi rễ trụ quá dài, có thể cắt ngắn vừa phải. Cây dẻ non khi đào lên phải nhúng với nước bùn sau đó bao gói vận chuyển đến nơi trồng.
Hố trồng to hay nhỏ căn cứ vào kích thước của cây non và tình hình đắt đai mà quyết định, thường to hơn một chút. Nói chung, cần gấp đôi chiều ngang và chiều sâu bộ rễ cây non. Mỗi hố bón từ 50 - 100 kg phân rác. Khi trồng tránh trồng sâu, nhất đối với cây ghép, điểm nối ghép phải lộ cao khỏi mặt đất, nếu không đất xẽ bị ứ nước làm hư hỏng và chết cây.
Công đoạn chăm sóc cây dẻ
Cây dẻ có thể chịu hạn tốt và cũng chịu được điều kiện thời tiết ẩm ướt mưa nhiều. Song trong thực tế, cây dẻ sinh trưởng và phát triển tốt khi có đủ nước tưới. Sau khi trồng, nếu thời tiết nắng hạn thì mỗi ngày tưới một lần cho đến khi cây phục hồi sinh trưởng, đến khi cây ra quả căn cứ vào tập tính sinh trưởng và phát dục của cây để tưới.
Thông thường tưới nước cho cây sau mỗi đợt bón thúc phân cho cây. Cụ thể tưới lần một vào trung tuần tháng 4 là thời kỳ ngọn mới phát triển và nụ hoa cái liên tục phân hóa. Lần 2 vào trung tuần tháng 6 khi thể tích trái non đang phòng to. Lần 3 có thể vào tháng 8.
Làm cỏ giữa vụ có tác dụng giảm bớt bốc hơi nước, chất dinh dưỡng trong đất và phòng ngừa sâu bệnh. Mỗi năm làm cỏ 1 - 2 lần.
Cây dẻ cần có ánh sáng đầy đủ để ra hoa kết quả. Ngọn mới của chồi lá ở đỉnh đâm ra có ưu thế sinh trưởng rất mạnh, còn ngọn mới đâm ra từ bộ phận giữa và cuối nhỏ bé, yếu ớt nên mỗi năm tán lá nhanh chóng tỏa ra phía ngoài. Do đó cành ra quả của cây dẻ tập trung ở tầng rất mỏng của ngoại vi tán lá. Phía trong có rất nhiều cành không có khả năng ra quả mà cây vẫn phải nuôi.
Ngoài ra cây dẻ có hiện tượng cách năm ra quả nên sản lượng không cao, những năm ra nhiều quả, quả nhỏ thường nhỏ ảnh hưởng đên chất lượng hạt. Vì vậy cần được cắt tỉa ngay từ cây còn nhỏ (kể cả cây trưởng thành) để khống chế sự phân bố các cành chủ yếu, tạo hình dạng cây thông thoáng để các cành có đủ ánh sáng, đủ chất dinh dưỡng, tăng khả năng đậu quả.
Tỉa cây non: Muốn tạo được dáng cây cho sản lượng cao, cần phải chỉnh hình tỉa cắt ngay từ khi cây còn non, lựa chọn để lại những cành cốt cán, xử lý tốt mối quan hệ phụ thuộc giữa các cấp cành, tránh được sau khi cây lớn lại phải chặt phá ảnh hưởng xấu đến cây.
Trong 3 năm đầu tiến hành bón phân lần 2 lần/năm vào tháng 5 - 6 và tháng 10- 11 bón phân chủ yếu bằng phân lân và đạm rắc xung quanh gốc theo vòng tán cây thẳng đứng, lâp đât phủ kín phân đã bón. Lượng phân 0,5 kg p + 0,05 kgN/lần/cây.
Trong năm thứ 4 trở đi khi dẻ bắt đầu cho quả: Căn cứ vào đặc tính sinh trưởng và ra hoa kết quả của cây dẻ cần bón phân vào 4 thời kỳ chính chủ yếu: Tháng 4 (là thời kỳ ngọn mới); Tháng 6 (sau khi hoa đực nở); Tháng 7 và 8 (hạt dẻ tích lũy chất khô trong thịt).
Sau khi thu hoạch kết hợp cày đất, bón các loại phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh ủ, mỗi cây 20-50 kg để khôi phục sức khỏe, thúc đẩy nụ hoa phân hóa, tăng sản lượng năm sau.
Phòng trừ sâu bệnh: Rừng dẻ sau khi trồng dễ bị sâu đục thân, sâu ăn ngọn lá non nên phải thường xuyên kiểm tra theo dõi phát hiện sâu hại, tiến hành các biện pháp phòng trừ phù hợp.