• DANH MỤC SẢN PHẨM

DANH MỤC SẢN PHẨM

  • Cây giống Bơ 034 (không ba tư) có tên đầy đủ là giống bơ CĐD.BO.43.04 hoặc BLD/034, nguồn gốc từ huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Do ông Nguyễn Văn Dậu phát hiện, chăm sóc và đăng ký cây đầu dòng với Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Lâm Đồng, được công nhận vào ngày 10/08/2010. Đây là giống bơ địa phương, khi ông Dậu mua mảnh đất rẫy tại khu vực trên thì cây bơ đã có, nên khó xác định được dòng giống thực tế của cây bơ. Tuy nhiên theo kết quả trồng ở nhiều khu vực thì giống bơ 034 cho thấy đặc tính nổi trội như: Sinh trưởng mạnh, thích nghi rộng, chất lượng thịt quả rất ngon, đặc biệt cây cho ra trái gần như quanh năm (ít nhất 2 vụ/năm). Thị trường trong nước rất ưa chuộng, giá mua tại vườn dao động từ 40.000 – 120.000đ/kg • Giống bơ 034 có phiến lá to, màu xanh đậm, mặt trên hơi nhám, đuôi lá nhọn • Cành ngang phát triển sớm, hơi nhỏ, tán có xu hướng tỏa rộng, chiều cao trung bình • Cây sinh trưởng mạnh, nếu đất tốt, phân bón đầy đủ có thể ra bói rất sớm (24 tháng) • Trái bơ 034 có hình dáng dài đặc trưng, phần cuống thon nhỏ, phần dưới hơi bầu, chiều dài trái trung bình từ 25-35cm • Vỏ trái màu xanh đậm, bóng, chín xanh • Cơm vàng, sáp dẻo, hơi mềm, ăn rất ngon, phù hợp với thị hiếu trong nước • Hạt rất nhỏ có trái không có hạt • Thời vụ thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 9 (2 vụ/năm)
  • Bơ Booth  là loại giống cây ăn quả thích hợp với vùng nhiệt đới, có sức thích nghi cao, sinh trưởng khỏe, cây phân tán rộng và cho năng suất cao ổn định. Thuộc Hoa nhóm B, hoa tường tung phấn vào 9 giờ sáng và hoa cái nhận phấn vào 3 giờ chiều. Trọng lượng quả đạt 280- 450g. Năng suất trung bình: 160 – 180kg/cây. Đạt tương đương với giống bơ chính vụ. Tỷ lệ thịt quả đạt 70 – 75%, thịt quả vàng kem, dẻo, béo không xơ. Hạt khít với thịt quả nhưng dễ tách. Chất lượng tốt Vỏ quả già màu xanh, vỏ dày, quả hình tròn, cỡ quả trung bình đạt khoảng 350g/quả. Mỗi quả đều có một cuống riêng giúp dễ dàng thu hoạch và bảo quản. Thích hợp xuất khẩu ra nước ngoài. Thời gian thu hoạch: Tháng 9 đến tháng 11. Sau thu hoạch được 4- 6 ngày bơ sẽ chín.
  • Cách trồng và nhân giống bưởi diễn:

    Chọn lựa giống : để cho ra được được những cây giống khỏe mạnh cho năng suất cao thì khâu chọn lựa cây giống là rất cần thiết. Cần chọn cây con giống tại những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng giống tốt nhất đem trồng. Cây giống tốt cần là những cây con to khỏe cao trên 30cm trở lên. Bộ rễ phát triển và không có mầm bệnh

    Đất trồng bưởi diễn :

    Loại đất thích hợp để trồng bưởi diễn là đất cát pha giàu dinh dưỡng và tơi xốp. Độ pH phù hợp từ 5,5-6,5. Đất trồng cần cao ráo sạch sẽ và nên ở những nơi không quá nhiều gió vì sẽ làm quả bị rụng.

    Mật độ trồng bưởi diễn :

    Tùy theo từng điều kiện diện tích à điều chỉnh mật độ trồng bưởi diễn phù hợp. Khoảng cách trung bình từ 3 đến 3,5m là thích hợp để cây phát triển.

    Chuẩn bị hố trồng bưởi diễn :

    Bạn cần chuẩn bị hố trồng trước 1 tháng. Cần đào hố và bón lót xuống đáy một lượng phân bón rồi lấp đất trên mặt cao so với hố 15cm. Sau giai đoạn này 1 tháng ta tiến hành trồng cây giống. Vét một hố nhỏ bằng bầu đất rồi đặt bầu vào rồi nén chặt phần gốc cây. Bạn có thể cắm thêm cọc giữ cho cây không bị đổ hay nghiêng gây chết cây.

    Chăm sóc sau khi trồng

    Sau khi trồng xong cây con giống bạn tiến hành tưới nước ngay cho cây. Tưới vào sát gốc ngày 1 lần cho đến khi cây bén rễ vào đất mới sau đó giảm dần 3 ngày tưới nước 1 lần.

    Cắt tia cành và tạo tán bưởi Diễn:

    Trong khâu chăm sóc cây bưởi Diễn thì khâu cắt tỉa và tạo tán cho cay cũng khá quan trọng. Việc cắt tỉa cành tạo tán cho cây định kì sẽ giúp cây thông thoáng hơn. Bạn tỉa bỏ các cành bị sâu bệnh, cành héo giữ lại những cành khỏe mạnh và thường xuyên vun xới cỏ dại xung quanh gốc cây giúp đất thông thoáng hơn.

    Bón phân cho cây :

    Cây bưởi Diễn muốn phát triển tốt và cho năng suất trái cao thì bạn cần định kì bón phân giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây phát triển lá và trổ hoa tạo quả. Nếu như trước khi trồng bạn đã bón lót vào đất trồng cây thì giai đoạn ra hoa tạo quả và sau thu hoạch lứa đầu tiên bạn cần bón thêm cho cây một lượng phân chuồng hoai mục và NPK theo tỷ lệ 10:3. Bón phân định kì cho cây bưởi diễn phát triển tốt cho năng xuất cao Phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi Diễn Nếu muốn cây khỏe mạnh phát triển tốt thì việc phòng ngừa sâu bệnh hại là điều tối quan trọng trong khâu chăm sóc. Bằng việc thường xuyên kiểm tra cây bưởi Diễn để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sâu bệnh hại ngay thời gian đầu. Nếu phát hiện sâu bệnh hại bạn có thể loại bỏ bằng tay, cắt tỉa những cành bị sâu bệnh tấn công hoặc có thể sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc để phun cho cây. Chú ý phòng trừ sâu bệnh cho cây bưởi diễn

    Thu hoạch và bảo quản

    Với việc trồng đúng kĩ thuật bạn sẽ thu hoạch được những loại quả bưởi Diễn chất lượng cao, mọng nước. Nhớ thu hái quả vào lúc trời râm mát, khô ráo. Bảo quản trong nơi râm mát để quả giữ được độ tươi ngon. Sau khi thu hoạch xong bạn vệ sinh xung quanh gốc cây, cắt tỉa đi những cành già, héo và cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc như ban đầu.
  • Cam đường canhcam canh, cam đường, quít đường là tên gọi chung của giống cam Đường Canh. Đây là cây thuộc họ nhà quít, quả to hơn một chút, thường từ 100-250 gram/quả và được trồng lần đầu tại xã Vân Canh huyện Hoài Đức- Hà Nội Cam Canh có thể trồng ở nhiều địa phương trong nước, có nơi gọi là cam giấy vì có vỏ mỏng và dai Đặc tính của cây
    • Cây sinh trưởng khoẻ , ít gai hoặc không có gai chiều cao trung bình khi ra hoa và cho quả là 1,5-1.7m. Đường kính tán từ 2-2.5m
    • Lá có dạng hình lá to hoặc lá nhỏ, nhưng hình thái giống nhau: mép lá gợn sóng dài, đuôi lá nhọn và dài, gần như không có eo lá.
    • Quả hình cầu hơi dẹp, vỏ mỏng, nhẵn, ít túi dầu tinh, khi chín có màu đỏ gấc; giống chín sớm có màu vàng đa số chín vào trước tết Nguyên đán 1 tháng.
    • Thịt quả mọng nước, ít  hạt vách múi hơi dai, ít xơ bã, ngọt mát nếu là giống chín muộn, giống chín sớm có vị ngọt đậm.
    • Cam đường canh là giống có năng suất cao, thích nghi rộng, trồng được trên núi cao, vùng đồng bằng và ven biển thoát nước.
    • Tính chống chịu với sâu bệnh hại khá tốt. Nếu trồng mật độ dày và thâm canh ngay từ đầu có thể đạt năng suất 40-50 tấn/ha.
  • Cây cam sành có chiều cao từ 2 - 4 m, cây có tán lá tròn, tán cây tạo hình bán cầu. Độ rộng tán tùy thuộc vào chế độ chăm sóc khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của cây. Khung cành dày, nhiều cành tăm, lá nhỏ, phiến lá dày, bóng. Trái cam sành có dạng tròn dẹp, màu vàng sậm, thịt trái nhiều nước, dẻo, hương vị chua ngọt, trọng lượng trung bình 275 gram/ trái. Chu kỳ khai thác 10 – 15 năm. Phù hợp ăn tươi, chế biến và tiêu thụ nội địa. Đây là giống cây trồng  dễ trồng dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh. Tỉ lệ đậu quả cao.. Giống cây cam sành hiện đang được trồng phổ biến ở hai khu vực lớn là đồng bằng sông cửu long và khu vực miền núi Phía Bắc
  • Cây giống chanh ta (Citrus aurantifolia) để phân biệt với chanh tây, là một loài thực vật thuộc chi Cam chanh với quả hình cầu, đường kính từ 2,5 cm - 5 cm (1–2 inch), khi chín có màu vàng rực rất đẹp (nhưng thường được khai thác khi quả còn xanh). Quả chanh ta có kích thước nhỏ hơn, nhiều hạt hơn, hàm lượng axít cao hơn, mùi vị nồng hơn và vỏ mỏng hơn so với loại chanh không hạt (Citrus x latifolia). Chanh ta được ưa chuộng vì mùi vị đặc trưng của nó so với các loại chanh khác - cụ thể là vị chua và đắng nồng hơn - và thường được dùng làm mứt cao cấp.
  • Cóc Thái cũng giống với cây cóc thường, thuộc loại cây thân mộc, mọc nhanh, phân nhánh nhiều, cành giòn dễ gãy. Tuy nhiên, khác với cóc ta cây to lớn, mỗi năm chỉ ra trái một lần, cây cóc Thái tuy nhỏ, cao từ 1,5 đến 2 mét nhưng tàn nhánh sum suê, trái ra quanh năm. Cây trưởng thành kể từ năm thứ 3. Cây cóc rất dễ trồng, ít sâu bệnh, cho nhiều trái, trồng khoảng 18-20 tháng là thu hoạch và đầu ra luôn thuận lợi.
  • Công đoạn trồng dẻ
    Thời kỳ trồng dẻ trong tháng 11-12 hoặc tháng 2-3 là thích hợp nhất. Trồng sớm có lợi cho bộ rễ hồi phục, nhưng trồng vào thời tiết rét sẽ làm cây phát triển chậm.
    Dẻ được trồng dẻ có 3 kiểu: trồng theo kiểu hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác. Mật độ và khoảng cách trồng: Tùy theo phương pháp nhân giống mà bố trí mật độ phù hợp để cho năng suất cao nhất. Nhân giống từ hạt: mật độ trồng 100 cây/ha (Cây X cây = 10 m, hàng x hàng = 10 m). Nhân giống bằng phương pháp chiết ghép: Mặt độ trồng 150 cây/ha (Cây x cây = 8 m, hàng x hàng = 8 m)
    1
    Dẻ Trùng Khánh. Ảnh minh họa.
    Khi đào cây non, cần chú ý giảm bớt tổn thương ảnh hưởng đến bộ rễ. Khi rễ trụ quá dài, có thể cắt ngắn vừa phải. Cây dẻ non khi đào lên phải nhúng với nước bùn sau đó bao gói vận chuyển đến nơi trồng.
    Hố trồng to hay nhỏ căn cứ vào kích thước của cây non và tình hình đắt đai mà quyết định, thường to hơn một chút. Nói chung, cần gấp đôi chiều ngang và chiều sâu bộ rễ cây non. Mỗi hố bón từ 50 - 100 kg phân rác. Khi trồng tránh trồng sâu, nhất đối với cây ghép, điểm nối ghép phải lộ cao khỏi mặt đất, nếu không đất xẽ bị ứ nước làm hư hỏng và chết cây.
    Công đoạn chăm sóc cây dẻ
    Cây dẻ có thể chịu hạn tốt và cũng chịu được điều kiện thời tiết ẩm ướt mưa nhiều. Song trong thực tế, cây dẻ sinh trưởng và phát triển tốt khi có đủ nước tưới. Sau khi trồng, nếu thời tiết nắng hạn thì mỗi ngày tưới một lần cho đến khi cây phục hồi sinh trưởng, đến khi cây ra quả căn cứ vào tập tính sinh trưởng và phát dục của cây để tưới.
    Thông thường tưới nước cho cây sau mỗi đợt bón thúc phân cho cây. Cụ thể tưới lần một vào trung tuần tháng 4 là thời kỳ ngọn mới phát triển và nụ hoa cái liên tục phân hóa. Lần 2 vào trung tuần tháng 6 khi thể tích trái non đang phòng to. Lần 3 có thể vào tháng 8.
    Làm cỏ giữa vụ có tác dụng giảm bớt bốc hơi nước, chất dinh dưỡng trong đất và phòng ngừa sâu bệnh. Mỗi năm làm cỏ 1 - 2 lần.
    Cây dẻ cần có ánh sáng đầy đủ để ra hoa kết quả. Ngọn mới của chồi lá ở đỉnh đâm ra có ưu thế sinh trưởng rất mạnh, còn ngọn mới đâm ra từ bộ phận giữa và cuối nhỏ bé, yếu ớt nên mỗi năm tán lá nhanh chóng tỏa ra phía ngoài. Do đó cành ra quả của cây dẻ tập trung ở tầng rất mỏng của ngoại vi tán lá. Phía trong có rất nhiều cành không có khả năng ra quả mà cây vẫn phải nuôi.
    Ngoài ra cây dẻ có hiện tượng cách năm ra quả nên sản lượng không cao, những năm ra nhiều quả, quả nhỏ thường nhỏ ảnh hưởng đên chất lượng hạt. Vì vậy cần được cắt tỉa ngay từ cây còn nhỏ (kể cả cây trưởng thành) để khống chế sự phân bố các cành chủ yếu, tạo hình dạng cây thông thoáng để các cành có đủ ánh sáng, đủ chất dinh dưỡng, tăng khả năng đậu quả.
    Tỉa cây non: Muốn tạo được dáng cây cho sản lượng cao, cần phải chỉnh hình tỉa cắt ngay từ khi cây còn non, lựa chọn để lại những cành cốt cán, xử lý tốt mối quan hệ phụ thuộc giữa các cấp cành, tránh được sau khi cây lớn lại phải chặt phá ảnh hưởng xấu đến cây.
    Trong 3 năm đầu tiến hành bón phân lần 2 lần/năm vào tháng 5 - 6 và tháng 10- 11 bón phân chủ yếu bằng phân lân và đạm rắc xung quanh gốc theo vòng tán cây thẳng đứng, lâp đât phủ kín phân đã bón. Lượng phân 0,5 kg p + 0,05 kgN/lần/cây.
    Trong năm thứ 4 trở đi khi dẻ bắt đầu cho quả: Căn cứ vào đặc tính sinh trưởng và ra hoa kết quả của cây dẻ cần bón phân vào 4 thời kỳ chính chủ yếu: Tháng 4 (là thời kỳ ngọn mới); Tháng 6 (sau khi hoa đực nở); Tháng 7 và 8 (hạt dẻ tích lũy chất khô trong thịt).
    Sau khi thu hoạch kết hợp cày đất, bón các loại phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh ủ, mỗi cây 20-50 kg để khôi phục sức khỏe, thúc đẩy nụ hoa phân hóa, tăng sản lượng năm sau.
    Phòng trừ sâu bệnh: Rừng dẻ sau khi trồng dễ bị sâu đục thân, sâu ăn ngọn lá non nên phải thường xuyên kiểm tra theo dõi phát hiện sâu hại, tiến hành các biện pháp phòng trừ phù hợp.
  • Giống hồng Bảo Lâm được ưa chuộng bởi vị ngọt, thơm, giòn mà lại không hạt. Quả hồng trơn, hơi thuôn dài, có 4-6 rãnh kéo dài từ cuống đến giữa quả, mặt cắt ngang hình hoa thị 8-12 cánh đều nhau. Bà con thường thu hoạch khi vỏ quả đã ngả sang vàng, thịt quả mịn, có hạt cát đường màu đỏ hoặc vàng cam
  • Hồng giòn Fuyu giống Nhật Bản, được đánh giá là loại hồng giòn ngon nhất tại Đà Lạt hiện nay với nhiều đặc điểm vượt trội như: Được trồng theo hướng hữu cơ và sạch 100%. Trái to, hái từ trên cây xuống ăn ngay không cần ủ . Vỏ siêu mỏng, gọt vỏ dễ […]
  • Keo lai giâm hom là cây giống sinh dưỡng được tuyển chọn từ những dòng có năng suất cao có nguồn gốc là sự kết hợp trong tự nhiên giữa 2 loài: Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis ) và keo tai tượng (Acacia mangium ). Cây có nguồn gốc ở Australia, được trồng phổ biến ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam keo lai được trồng rộng rãi trên toàn quốc ( các dòng: BV10, BV16, BV32) và trồng trên diện rộng đối với dòng BV33. Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất, ở nơi có lượng mưa từ 1.500-2.000 mm/năm. Mọc tốt trên đất có độ PH từ 3-7, phân bố từ độ cao 800m so với mực nước biển. Là cây ưa sáng mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn. Cây cao từ 25m đến 30m, đường kính (D1,3) có thể đạt 60 - 80cm. Gỗ thẳng, màu vàng trắng, có vân, có lõi giác phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt: Kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc, mỹ nghệ, làm hàng xuất khẩu.
    • Tên phổ thông : Keo Lai
    • Tên khoa học  : Acacia auriculiformis mangium , Acacia hybrid
    • Họ thực vật     : Đậu – Fabaceae
    • Nguồn gốc xuất xứ : Austrailia
    • Phân bổ ở Việt Nam : rộng khắp
    • Thân, tán , lá: Cây gỗ cao đến 25-30m, đường kính 60-80cm. Thân gỗ thẳng, tròn đều, tán phát triển cân đối, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt. Lá có 3-4 gân mặt chính, hình mác.
    • Hoa, quả, hạt: Hoa lưỡng tính mọc cụm, màu trắng hơi vàng, mọc ở nách lá.
    • Tốc độ sinh trưởng: nhanh
    • Phù hợp với: cây ưa sáng, chủ yếu trồng trên đất xám, đất feralit. Chịu được khô hạn, nhiệt độ trung bình. Độ cao khoảng từ 500-800m so với mực nước biển, độ dốc thấp.
    • Cây có khả năng cải tạo đất, chống xóa mòn, chống cháy rừng. Gỗ thẳng, có tác dụng nhiều mặt: kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.
  • Giống cây lát hoa

    Giới thiệu về cây lát hoa

    Tên khoa học: Chukrasia tabularis Tên thường gọi: Cây lát hoa Thuộc nhóm: Gỗ I (Danh sách các loài cây thuốc nhóm gỗ I ở Việt Nam) Lát hoa có vùng phân bố tương đối rộng, từ vùng đồi thấp, đất sâu, ẩm ven khe đến vùng núi cao, có đá vôi, trong rừng ẩm thứ sinh lá rộng nhiệt đới thường mọc hỗn giao với các loài khác. Lát hoa ưa đất tơi xốp, ẩm, nhiều mùn, đất còn tính chất rừng. Mọc tốt trên đất Feralit phát triển trên đá mẹ Granit, đá vôi.
  • Cây Lựu Đỏ có tện khoa học là Puni-cagranatum L. Cây Lựu thuộc cây tiểu mộc, nếu trồng dưới đất thì có thể cao từ 3-4m, hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng. Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…
  • Cây mít ruột đỏ là giống mít mới có đặc điểm trái to từ 10-25kg, múi đỏ mọng, ít sơ, vỏ mỏng,ăn dai và có vi ngọt đậm. Giống mít này hiện được cung cấp tại Trung tâm giống cây trồng Lạng Sơn..
  • Mít Thái Changai còn gọi là mít siêu sớm vì chỉ trồng 1 năm là cây cho trái . Mít Thái cho trái to, mỗi trái nặng từ 7 - 20 kg, có những trái trên 20 kg. Tính bình quân mỗi gốc mít Thái Changai cho khoảng 100 kg/năm. Mít Thái Changai có nhiều loại như da xanh, da vàng, múi vàng lợt, vàng sậm
    • Cây giống Mít tố nữ - Trung tâm giống cây trồng Lạng Sơn. Mít tố nữ có dạng hính trứng dài, kích thước chiều dài khoảng 22 đến 50 cm, bề ngang khoảng 10 đến 17 cm, trọng lượng từ 1 đến 6 kg nhưng thông thường dưới 2 kg.

  • Cây nho ngón tây cây ăn quả mới

    Bạn sẽ bị loai nho có hình dáng độc đáo này gây ấn tượng ngay từ lần đầu trông thấy chúng. Vẻ ngoài kì lạ như những ngón tay người cùng hương vị thơm ngon khiến nho ngón tay trở thàn cơn sốt khi mới xuất hiện tại Việt Nam. Nho ngón tay hay có tên gọi là nho phù thủy. Đây là loại nho có xuất xứ từ vùng Bakersfield bang California của Mỹ. Loại quả đặc trưng và chỉ mới xuất hiện ở một vài nước trong đó có Việt Nam thời gian gần đây.
0962 864 682
0358688663